Hiểu về phương pháp nuôi dưỡng sinh học – da tiếp da

0
1057

Đáng tiếc là đến thời điểm này, vẫn nhiều mẹ đưa ra nhiều trở ngại không thể cho con da tiếp da mẹ, cảm thấy cho con bú vài bình sct đầu đời dễ làm hơn là ấp con với mẹ. Blogmebimsua.com nhắc lại tóm tắt như sau:

1- Da tiếp da con ngay sau khi sinh (bắt đầu từ vài phút sau khi sinh liên tục không gián đoạn 1g, hoặc đến sau khi bé tự tìm ti mẹ bú được cữ đầu tiên là tốt nhất)

nuôi dưỡng sinh học - da tiếp daĐiều này phụ thuộc vào Bác sĩ và Bệnh Viện, nên nếu không thể làm được thì:

2- Da tiếp da con ngay khi con được trở về với mẹ trong bệnh viện (1 giờ liên tục không gián đoạn, nhiều lần (có thể 8-12) trong ngày hoặc tất cả các cữ bú, lần tiếp mẹ bắt đầu không quá 6g sau khi sinh là tốt nhì)

Nên nếu, cho dù là có đông người qua lại ngày đầu ở Bệnh Viện, có “sexy vài phút” để đưa được con vào tiếp da trong chăn với mẹ thì mẹ cũng vẫn cần phải đặt ưu tiên. Khoả thân vì con cũng đáng chứ sao, huống gì không đến mức phải khoả thân đâu mà các mẹ ngại? Các mẹ sắp sinh suy nghĩ kỹ nhé!

3- Sau khi bé xuất Bệnh Viện, về nhà rồi.. có thể cho con da tiếp da thì cũng không thấy các mẹ làm?

nuôi dưỡng sinh học - da tiếp da

Các mẹ bỉm sữa vẫn than ít sữa thiếu sữa.. thì bao nhiêu lời khuyên như thuốc lợi sữa, móng giò, sữa nóng… mà không thấy các mẹ nhắc nhau, da tiếp da cho con nhiều vào! DA-TIẾP-DA và cho con bú trực tiếp! Hãy làm thử đi, bạn (và con bạn) sẽ thích ngay mà!

>>> Đọc thêm: Tất tần tật về phương pháp nuôi dưỡng sinh học (biological nurturing)

4- Tóm tắt lợi ích của phương pháp nuôi dưỡng sinh học – da tiếp da.

Con tiếp da mẹ 1 giờ liên tục -> giảm khóc -> giảm nguy cơ bị bú sct -> được lập trình đầu đời, không bị hở ruột -> giảm nguy cơ sai khớp ngậm -> giảm nguy cơ mẹ bị tắc sữa, nứt cổ gà -> giảm nguy cơ con bú không hiệu quả -> giảm nguy cơ các mẹ không đủ -> giảm nguy cơ con bị dặm sct sớm hay con bị ăn dặm sớm

5- Sợ trời lạnh, con lạnh thì nên hiểu lại:

Tưởng rằng “quấn con trong khăn con sẽ ấm hơn da-tiếp-da với mẹ” là sai.

nuôi dưỡng sinh học - da tiếp da

Con tiếp da mẹ (và đắp chăn cho cả 2 mẹ con chung) thì con sẽ được “điều nhiệt tốt hơn”, là quấn trong chăn một mình.

Vì khi con quấn 1 mình trong cái chăn của con:

1- Chiếc chăn ấm chỉ lưu giữ nhiệt của con, chứ nó không điều nhiệt cho con. Có nghĩa, có thể bé vẫn không đủ ấm, có thể bé quá nóng.

2- Năng lượng để sưởi ấm con (và cái chăn) là năng lượng lấy từ cơ thể con). Trong khi đó, con tiếp da mẹ (và được quấn trong cùng cái chăn to với mẹ: năng lượng để sưởi ấm cho cả cặp mẹ và con chủ yếu là năng lượng từ mẹ, là cơ thể mẹ toả năng lượng để sưởi ấm cho con, cơ thể mẹ không chỉ sưởi ấm mà “điều nhiệt: có nghĩa, phần da tiếp xúc giữa mẹ và con giống như là một máy cảm ứng, luôn được điều chỉnh để nhiệt độ ấm ổn định nhất. 

Nếu con nóng, người mẹ sẽ giảm toả năng lượng, nếu con lạnh phần da tiếp xúc với con sẽ tăng năng lượng để con vừa đủ ấm. Nếu mẹ ấp hai 2 đứa sinh đôi, mỗi phần da mẹ tiếp xúc với mỗi đứa bé, sẽ cảm ứng điều nhiệt riêng cho từng vùng da đó.

Để tối đa diện tích tiếp xúc thì con nằm dang tay chân như con ếch úp trên bụng mẹ, và đắp chăn cho cả mẹ và con, vậy trong chăn sẽ lưu giữ được cả nhiệt từ thân nhiệt của mẹ và thân nhiệt của con.

6- Sơ vướng dây rốn tức bụng khi bé úp trên bụng mẹ là sai: Con mặc tã che rốn. không có đau rốn tức bụng như người lớn tưởng tượng.

7- Mẹ sinh mổ, sinh thường, đứng, nằm, ngồi đều có thể ấp con ngay sau khi sinh và tiếp tục sau đó.

8- Đọc bài viết đầy đủ cơ sở khoa học của Da-tiếp-da để hiểu và làm cho đúng.

Chúc các mẹ siêng đọc, hiểu đúng và làm đúng, để có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn!

(Tham Khảo)