Bệnh trĩ thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, như phải rặn nhiều khi sinh nở, táo bón sau sinh…Trong một số trường hợp, bệnh sau một thời gian tự khỏi. Nhưng đa phần, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì bệnh sẽ nặng hơn. Những thắc mắc bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không sẽ được blogmebimsua.com giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân phụ nữ hay bị trĩ sau sinh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mẹ sau sinh dễ mắc bệnh trĩ, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu là:
Rặn nhiều khi sinh nở
Trong quá trình chuyển dạ và sinh con, bà bầu phải rặn đẻ để có lực đẩy con ra ngoài. Nhiều bà bầu không biết cách rặn và rặn quá nhiều khiến cho tử cung mở to làm tăng áp lực cho khoang chậu, tụ máu sưng phù hậu môn khiến búi trĩ vô tình bị sa ra ngoài.
Bệnh táo bón
Bệnh táo bón của mẹ trong khi mang thai và sau sinh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như mẹ bầu lười vận động, chỉ ngồi và nằm nhiều khiến phân bị lưu lại ruột lâu hơn, tái hấp thụ nước nhiều mà gây táo bón. Do chế độ ăn uống không phù hợp, lười uống nước…cũng là nguyên nhân có thể gây táo bón cho mẹ. Thường táo bón lâu ngày mà hình thành trĩ.
Trọng lượng cơ thể của thai nhi
Thai nhi trong bụng quá lớn tạo áp lực lên vùng trực tràng hậu môn khiến các tĩnh mạch bị chèn ép, máu khó lưu thông, căng phình lên làm giãn nở các mạch máu hình thành trĩ.
Sản phụ từng bị trĩ trước đây
Nếu bạn đã từng bị trĩ trước khi mang thai, thì sau sinh bệnh trĩ càng có xu hướng nặng hơn và gây chảy máu, thuyên tắc búi trĩ, viêm phù nề búi trĩ. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nồng độ progesterone trong cơ thể thai phụ tăng cao, khiến tĩnh mạch giãn ra và ngày càng ứ máu làm bệnh trĩ dễ bị tái phát bệnh trở lại.
Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nhẹ sẽ tự biến mất dần và được phát hiện điều trị sớm. Nhưng nhiều khi bị nhẹ cũng khó nhận biết và còn hay lầm tưởng với bệnh lý nào khác. Trường hợp bệnh trĩ đã ở cấp độ 2 trở lên, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật để cắt búi trĩ.
Bệnh trĩ sau sinh nếu được phát hiện sớm cũng không có gì đáng nghiêm trọng nhưng việc chủ quan, cố gắng chịu đựng mà đến khi khám đã phải phẫu thuật cắt trĩ. Do đó, tốt nhất khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn.
Cách chữa bệnh trĩ sau khi sinh
Để có thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ sau sinh một cách an toàn, ưu tiên hàng đầu là sử dụng các biện pháp điều trị nội khoa bảo tồn, hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các loại thuốc để an toàn cho nguồn sữa mẹ.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh trĩ trở nặng hơn, xuất hiện các biến chứng như chảy máu cấp tính, hoại tử búi trĩ, tắc thì bắt buộc phải phẫu thuật (khi trĩ sa độ 4, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp tức có cầu nối giữa trĩ nội và trĩ ngoại, búi trĩ không còn khả năng trượt lên trên đường lược bên trong hậu môn được).
Đối với trĩ nội độ 2, 3 và độ 4 và trĩ vòng, thì phụ nữ sau sinh có thể chọn cách Phẫu thuật Longo với ưu điểm ít đau sau mổ, ít để lại sẹo, thời gian hồi phục nhanh và tỷ lệ tái phát sau mổ rất ít. Khoảng 85% bệnh nhân sau phẫu thuật có thể đi lại bình thường, tự phục vụ bản thân ngay trong ngày và xuất viện vào ngày tiếp theo sau mổ.
Sau sinh mẹ nên làm thế nào để bệnh trĩ chóng lành?
Nếu bạn muốn bệnh trĩ mau chóng lành lại, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Phòng ngừa ngay từ ban đầu hay trị táo bón.
- Khi cơ thể muốn đi đại tiện, hãy lập tức đi ngay lúc đấy. Đừng nhịn đi vì sợ đau. Nếu càng để lâu, phân sẽ càng cứng hơn và trĩ sẽ càng nặng hơn.
- Tập bài Kegel để săn chắc cơ vùng đáy chậu.
Trên đây là câu trả lời cho bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không. Hiện nay, số phụ nữ mắc bệnh sau sinh vẫn chưa có hiện tượng giảm sút, vì thế mà các bà mẹ bỉm sữa hãy chú ý bảo vệ sức khỏe bản thân để chăm sóc con thật tốt các mẹ nhé.
>>> Tin liên quan: