Những kiêng cữ sau sinh mổ và sinh thường cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

0
1064

Thực ra, không có ai bắt mẹ phải kiêng cữ sau sinh theo quan điểm Á Đông hay Tây, cũng không ai nói mẹ phải ở trong nhà trong 3 tháng 10 ngày. Theo một cách nào đó, những kinh nghiệm của ông bà xa xưa đã để lại có những điều “chuẩn” khoa học mới là điều đáng lưu tâm.

Nếu mẹ không muốn gặp phải những hậu quả không đáng có của việc không kiêng cữ sau sinh thì hãy theo dõi những kiêng cữ sau sinh mổ và sinh thường mà blogmebimsua.com đưa ra trong bài viết dưới đây.

Vì sao phải kiêng cữ sau sinh?

Nếu bạn hỏi tôi “phụ nữ sau sinh có nên kiêng cữ không” thì câu trả lời chắc chắn là NÊN bởi sau quá trình chuyển dạ đã khiến cơ thể mẹ mất quá nhiều sức lực. Quá trình mang thai và vượt cạn làm mẹ phải đối mặt với đầy rẫy những nguy hiểm bao quanh, để con có thể chào đời được an toàn và khỏe mạnh.

Vì sao phải kiêng cữ sau sinh?

Như một lẽ dĩ nhiên, sau khi đã vượt cạn thành công, người mẹ cần phải được nghỉ ngơi mà nhiều người vẫn hay gọi đó là ở “cữ” sau sinh để phục hồi các tổn thương. Kiêng cữ sau sinh phải đảm bảo đúng cách, đúng chuẩn khoa học thì mới được.

Kiêng cữ sau sinh bao lâu là đủ?

Trước đây, thường các mẹ sau sinh sẽ phải ở cữ trong vòng 3 tháng 10 ngày. Các mẹ sẽ phải ở miệt trong phòng kín, hạn chế giao tiếp với người lạ, không đọc sách cũng không được tắm rửa…

Quan niệm như vậy bởi người xưa vẫn cho rằng, nếu không kiêng cữ thì mẹ khá dễ ốm, tay chân đau mỏi, đau nhức xương khớp…Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các chuyên gia đã chứng minh việc kiêng cữ sau sinh mổ và sinh thường nên thực hiện trong thời gian 1 tháng.

Khoảng 3-4 ngày sau khi sinh, mẹ đã có thể tắm gội và vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng nước ấm. Quan trọng là tránh những hoạt động mạnh, làm việc nặng hay căng thẳng, lo lắng.

Kiêng cữ sau sinh như thế nào là đúng?

Phụ nữ sinh thường có thời gian hồi phục lại sức nhanh hơn so với phụ nữ sinh mổ. Vậy việc kiêng cữ sau sinh như thế nào là đúng?

Đối với các mẹ sinh thường

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Thời gian ở cữ với chế độ ăn khoa học, đủ chất giúp mẹ nhanh chóng lấy lại năng lượng sau sinh, đồng thời gọi sữa về ồ ạt. Cũng thời gian này, để đủ dinh dưỡng cho mẹ thì các chất như đạm, tinh bột, đường, rau xanh là không thể thiếu. Và mẹ vần kiêng ăn các đồ lạnh, chua, quá cay hay quá mặn. Đặc biệt cần tránh xa rau cải bẹ xanh/ cải đắng vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu.

Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Nằm càng nhiều càng tốt

Ngồi càng lâu sẽ khiến mẹ đang ở cữ càng dễ bị đau lưng, điều này đã được kiểm chứng. Nếu mẹ phải bế ẵm bé thường xuyên thì chỉ tầm sau 3 tháng sinh con mẹ đã bắt đầu cảm nhận thấy những cơn đau lưng xuất hiện.

Bình thường thì nhẹ, nhưng vào những hôm trái gió trở trời, những cơn đau buốt lưng ập đến khiến mẹ không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Do đó, thời gian mới sinh mẹ chỉ nên ngồi cho con bú, con bú bao nhiêu cữ thì mẹ ngồi bấy nhiêu. Thời gian còn lại mẹ tranh thủ nằm để lấy sức, ai cũng hiểu điều này nên sẽ không chê trách gì bạn cả.

Không làm việc nặng

Trong thời gian ở cữ hay tốt hơn là 3 tháng đầu sau sinh, mẹ không nên làm bất cứ việc nặng nào, kể cả giặt quần áo bằng tay cũng khiến gân tay của mẹ sau này nổi lên nhiều trông rất xấu. Lao động nặng quá sức còn là nguyên nhân dẫn đến sa tử cung.

Không làm việc nặng sau sinh

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng, súc miệng hằng ngày nên dùng nước ấm, tốt hơn là dùng nước muối sinh lý. Mẹ có thể tự pha nước muối hoặc mua chai nước muối sinh lý ngoài tiệm thuốc. Mỗi khi ăn uống xong cũng nên súc miệng để khi hôn má bé cưng sẽ không để lại vi khuẩn lây sang.

Tắm nắng đúng thời điểm

Mỗi ngày, tranh thủ tắm nắng vào sáng sớm khoảng 30 phút, tốt nhất là trước 8h sáng để cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và bé có thể phát triển nhanh hơn.

Bên cạnh đó mẹ không leo cầu thang nhiều, tránh xa các thiết bị điện tử, quan hệ tình dục 4-6 tuần và không nên nín tiểu nếu không rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đối với phụ nữ sinh mổ

Ngoài những điều kiêng cữ sau sinh thường, những phụ nữ sinh mổ cần nhớ thêm các điều sau đây.

Không khóc khi tắm

Dù có chuyện gì ấm ức, mẹ cũng không nên trốn vào nhà tắm rồi vừa tắm vừa khóc, nhất là với các mẹ sinh mổ. Bởi khi nước mắt nhỏ vào nơi vết vổ thì khiến vết mổ càng lâu lành, hay đồng nghĩa với việc mẹ phải chịu đau lâu.

Nhờ người thân chăm sóc vết mổ

Vết mổ có xấu xí khiến mẹ để tâm nhưng mẹ cũng không nên kéo căng bụng để nhìn những vết đó. Hãy nhờ người thân quan sát vết khâu của bạn, bạn càng cố kéo thì vết khâu càng lâu khô, có khi chảy máu.

Tư thế khi ngủ và cho con bú

Tư thế nằm hơi ngả lưng về phía sau và bé nằm dọc theo chiều ở trên người mẹ được khuyên áp dụng cho các bà mẹ sinh mổ để tránh việc bé động vào vết thương trên bụng mẹ.

Tránh thực phẩm tối kỵ sau khi sinh mổ

Nếu bạn có vết mổ, bạn cần kiêng khem với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà…vì chúng là những thức ăn khiến vết mủ thêm sưng viêm, gây ra sẹo lồi,… 

>>> Xem thêm: Ý tưởng món ăn lành mạnh cho mẹ sau sinh

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, việc không kiêng cữ sau sinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này. Người mẹ dễ bị đau đầu, đau lưng, dễ ốm và cơ thể mệt mỏi.

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Một biến chứng thường thấy của bệnh hậu sản nữa đó là băng huyết, tổn thương vết mổ, sức khỏe giảm sút…Nhất là về phần phụ của phụ nữ cần 6 tuần để phục hồi, nếu không kiêng quan hệ sau thời gian này rất dễ bị tổn thương.

Nói chung, việc kiêng cữ sau sinh tuy hiện nay đã không còn đúng nhưng cũng không hoàn toàn sai. Phụ nữ sau sinh phải biết cách kiêng cữ phù hợp. Nắm vững những kiêng cữ sau sinh thường, sinh mổ trên đây các mẹ nhé.

>>> Tin liên quan: Lấy lại cân bằng của bạn: Lời khuyên cho phụ nữ sau khi sinh