Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Không chữa có tự khỏi không?

0
1348

Rôm sảy là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Đôi khi chỉ là bệnh ngoài da mẹ coi thường, nhưng nếu không biết điều trị đúng cách có thể để lại những hệ lụy xấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy trẻ bị rôm sảy phải làm sao hay cứ để như thế bệnh sẽ tự khỏi. Cùng blogmebimsua.com đi tìm hiểu nhé.

Triệu chứng của rôm sảy

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để mắc các bệnh ngoài da, thời tiết mát mẻ thì các mẩn trên da có thể tự lặn mà không gây ra tác hại nào. Có những trường hợp rôm sảy làm trẻ ngứa ngáy, gãi nhiều gây trầy xước da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra những mụn nhỏ và nhọt.

Triệu chứng của rôm sảy

Vì sao mùa hè là điều kiện thuận lợi để mắc bệnh rôm sảy? Cơ thể chúng ta, vào mùa hè oi ả khiến mồ hôi toát ra nhiều, các tuyến mồ hôi ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên mồ hôi bị bít tắc, không thoát được ra ngoài. Mặt khác, ống bài tiết ở trẻ sơ sinh dễ bị bụi hay ghét kín mít làm da nổi những sẩn nho nhỏ màu hồng. Nhiều khi điều này xảy ra khi ba mẹ cho bé mặc quá nhiều quần áo. Ngoài ra những em bé bị sốt cao hay được nuôi trong lồng kính cũng có khả năng cao bị nghẽn tuyến mồ hôi

Khi trẻ bị rôm sảy, ta có thể để ý thấy những nốt mẩn đỏ trên da, nhẹ thì lấm tấm, đầu rôm có một chút nước. Những chỗ rôm mọc thường có màu đỏ, hơi ngứa và có cảm giác nóng rát. Có 3 dạng rôm sảy ở trẻ là:

  • Rôm dạng tinh thể: xảy ra do trẻ chậm phát triển các tuyến mồ hôi. Loại rôm sảy này không biểu hiện viêm, có hiện tượng sốt cao và để lại các mảng da bị bong khi đã khỏi bệnh.
  • Rôm đỏ: Thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm.
  • Rôm sâu: Xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng nề, xuất hiện sau rôm đỏ kéo dài.

Rôm sảy không chữa có tự hết không?

Bản chất rôm sảy do thời tiết quá nóng gây ra, nên khi thời tiết mát mẻ bệnh sẽ tự khỏi và sẽ tiếp tục tái phát lại khi thời tiết nóng trở lại.

Rôm sảy không chữa có tự hết không?

Nếu rôm sảy tái phát lại nhiều lần, bệnh sẽ dần hình thành và phát triển thành chững rôm sảy sâu. Bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần so với ban đầu, sự tổn thương không còn ở trên mặt da nữa mà đã lấn sâu cả vào lớp sâu bên trong da. Các tổn thương nghiêm trọng sẽ để lại những vết thâm trên bề mặt da, từ đó dẫn đến tình trạng không có mồ hôi lan rộng, trẻ dễ kiệt sức, mạch đập nhanh và nôn ói liên tục.

Như vậy, bệnh rôm sảy sẽ không thể khỏi hoàn toàn nếu ba mẹ không có cách can thiệp kịp thời. Thậm chí, nếu để bệnh phát triển đến khi mụn vỡ ra, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da, viêm da mãn tính, thậm chí nguy hiểm hơn gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng trẻ. Thêm vào đó, nếu cơ thể của trẻ bị ngứa ngáy thì trẻ sẽ quấy khóc cả ngày lẫn đêm, không chịu ăn dẫn đến cơ thể bé gầy gò, gầy đến trơ xương do sụt cân nhanh chóng. Các mụn vỡ ra còn để lại sẹo, ảnh hưởng tới sắc đẹp của trẻ về sau.

Điều trị rôm sảy cho trẻ nhỏ tại nhà

Cách trị rôm sảy cho trẻ hiệu quả nhất vẫn là điều hòa thân nhiệt cho trẻ, trời nóng quá thì có máy lạnh, quạt thông khí và mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi và tránh vận động nhiều ngoài trời. Khi da đã được làm mát, rôm sảy sẽ giảm nhanh chóng.

Nếu bị rôm sảy nhẹ thì không cần điều trị, nặng hơn thì cần dùng đến các loại thuốc bôi ngoài da để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng.

Điều trị rôm sảy cho trẻ nhỏ tại nhà

Ba mẹ có con bị rôm sảy, cần chú ý giữ cho trẻ không gãi hoặc cào mạnh vào các nốt mụn gây trầy xước da để vi khuẩn không thể tấn công gây bội nhiễm hoặc gây biến chứng nhiễm trùng lan rộng.

Thi thoảng xoa nhẹ vào vùng mọc rôm để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tắm rửa cho trẻ thường xuyên để cơ thể trẻ được mát mẻ, da sạch sẽ, các lỗ chân lông se khít. Nên tắm cho trẻ bằng dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000 hoặc tắm cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian như lá chè xanh, mướp đắng, lá khế…Tránh sử dụng sữa tắm có chứa xà phòng không màu, không mùi cho trẻ em

Cách phòng tránh rôm sảy ở trẻ

Để phòng tránh tình trạng rôm sảy ở trẻ em, các chuyên gia khuyến cáo:

  • Cha mẹ cần cho trẻ ở những nơi thoáng gió, thoáng mát, không có đông người tụ tập.
  • Đảm bảo cơ thể trẻ luôn khô ráo, hạn chế tối đa tình trạng mồ hôi đọng trên da của trẻ quá lâu.
  • Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo được làm từ vải cotton rộng thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cần cho trẻ uống đủ nước và tăng cường các loại đồ uống, trái cây tươi giàu vitamin C nhằm tăng sức đề kháng, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.
  • Không nên ôm ấp trẻ quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo.
  • Trường hợp trẻ bị rôm sảy kéo dài từ 7 – 10 ngày trở lên, lan rộng toàn thân hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra, sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh…cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh để lại biến chứng.

Như vậy, qua bài viết trên các ba mẹ đã nắm được trẻ bị rôm sảy phải làm sao rồi chứ. Chúc các mẹ nuôi con an toàn và hay ăn chóng lớn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý quan trọng khi trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh