Phụ nữ sau sinh ăn mực được không hay chỉ nên ăn các món ăn truyền thống bổ sữa mà các bà đẻ hay truyền tai nhau như móng giò, thịt rang nghệ. Với những nguyên tắc kiêng cữ sau sinh khá truyền thống, những băn khoăn thắc mắc của các mẹ là điều rất hiển nhiên. Bài viết dưới đây blogmebimsua.com sẽ giải đáp thắc mắc bà đẻ có ăn được mực không cho các mẹ.
Nội dung bài viết
Giá trị dinh dưỡng có trong 100g mực
Mực từ xưa đến nay vẫn được xem là một trong những món ăn hải sản ngon miệng, hấp dẫn với nhiều cách chế biến khác nhau từ hấp, xào…và nhận được sự yêu mến đặc biệt của các gia đình Việt. Mực là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bảng dinh dưỡng trong 100g mực như sau:
- Đạm: 16,3 g
- Chất béo: 900mg
- Vitamin PP:1000mg
- Canxi:14mg
- Kali: 240mg
- Photpho: 150mg
- Vitamin A, B1, B2: tương ứng 1/3 nhu cầu hàng ngày
Lượng calo có trong mực cũng khá cao, và trên thực tế mực được chế biến thành nhiều dạng nên lượng calo trong mực cũng sẽ có chênh lệch. Cụ thể:
- 100g mực khô cung cấp 291 calo
- 100g mực ống cung cấp 71 calo
- 100g mực trứng cung cấp 92 calo
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, chất dinh dưỡng có trong mực có hàm lượng vô cùng phong phú, chỉ 100g mực thôi mà có thể cung cấp tới 16.5g đạm và còn rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe khác.
Mặc dù mực có chứa nhiều dinh dưỡng như vậy, thế nhưng với các phương pháp kiêng khem sau sinh theo truyền thống, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ không khỏi băn khoăn sau sinh ăn mực được không? Ăn vào có ảnh hưởng tới sữa mẹ khiến bé bú mẹ bị đau bụng, khó tiêu không?
Mẹ sau sinh ăn mực được không?
Mực có chứa giá trị dinh dưỡng khá cao và mang lại nhiều lợi ích cho bà đẻ. Các loại khoáng chất thiết yếu như photpho, đồng, selen, kẽm, niacin, protein và ít chất béo bão hòa…rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh.
Xét về mặt dinh dưỡng sau sinh, ăn mực có tác dụng hỗ trợ chứng thiếu máu hiệu quả. Các mẹ có thể chế biến mực theo nhiều cách khác nhau, mực xào với ít gừng, mực luộc có tác dụng bổ máu, lợi tiểu, cầm máu,…
Thêm vào đó, việc bà đẻ ăn mực cũng mang lại nhiều lợi ích trong việc phục hồi sau quá trình kiệt sức. Ngoài ra, mực còn giúp thanh nhiệt, giảm mỡ, giải độc cơ thể,… hạn chế sự tăng cân của phụ nữ sau mang thai và sinh con.
Và một tin vui nữa có thể khiến mẹ bất ngờ, đó là mực còn có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Hàm lượng canxi cao có trong mực giúp xương của bé phát triển nhanh, phòng tránh nguy cơ trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng sau này.
Với thành phần gồm vitamin B2, B3, mực có tác dụng tốt đối với tim mạch, ổn định lượng đường có trong máu. Thành phần magie có trong mực có tác động tích cực cho hệ thần kinh của mẹ sau sinh và tất cả chúng ta, phòng tránh được đau đầu. Đồng thời mực cũng là một vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh.
>>> Đọc thêm: Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt lộn được không?
Ăn mực sau khi sinh, bà đẻ cần lưu ý những gì?
Không chỉ riêng các bà mẹ sau khi sinh, mà bất kể những bà đẻ có cơ địa mang tính hàn cao cũng không nên ăn loại hải sản này. Những người bị đổ mồ hôi nhiều vào ban ngày, mắc chứng tiêu chảy hoặc đang dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn để tránh tác dụng phụ của nó.
Bà đẻ nên hạn chế ăn các loại mực đã qua chế biến được bày bán rộng rãi trên thị trường như mực khô, mực rim vì chúng không còn đầy đủ chất dinh dưỡng, đôi khi người bán chế biến không đảm bảo khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào.
Phụ nữ có tiền sử bị dị ứng hoặc phát ban, sởi sau khi sinh cũng không nên ăn mực.
Một lưu ý quan trọng cần nắm nữa chính là thời điểm thích hợp để ăn mực sau khi sinh con. Thường sau hơn 3 tháng cơ thể sản phụ mới hoàn toàn được hồi phục, chỉ nên ăn mực khi cơ thể đã khỏe hơn vì mực dễ gây kích ứng. Tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn hải sản này.
Bà đẻ nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe lại lợi sữa cho bé bú.
Sau khi sinh, bất kể mẹ có nuôi con bằng sữa mẹ hay không thì cũng đều phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe sau sinh cho chính bản thân là vô cùng quan trọng.
Mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cũng như đa dạng thực đơn mỗi ngày chuẩn khoa học . Tham khảo sau sinh ăn uống như thế nào để biết cách ăn uống thay vì chỉ chăm chăm ăn các món lợi sữa như móng giò, thịt rang nghệ, … Ngoài ra, mẹ có thể tích cực bổ sung nhiều hơn trong thực đơn của mình một vài món ăn sau:
- Cá hồi
- Thịt bò
- Các chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, sữa đậu nành, …
- Rau củ, quả
- Trứng
Đồng thời, mẹ cũng nên tránh ăn một số nhóm thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình bồi bổ sau sinh cũng như chất lượng sữa mẹ dành cho bé như:
- Các loại đồ uống có caffeine
- Thức ăn cay nóng, có quá nhiều gia vị như đường, muối
- Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ
- Cần cẩn thận với các món như lạc, hải sản, … trong trường hợp mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử dị ứng. Bạn có thể tham khảo bài viết “ sau sinh kiêng ăn gì” để rõ hơn về vấn đề này nhé.
Những giải đáp sau sinh ăn mực được không trên đây đã cho các mẹ một câu trả lời khá rõ ràng rồi nhé. Vậy nên mẹ nhớ ăn uống đúng cách, đầy đủ để bé yêu được phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn trong những năm đầu đời nhé!
>>> Tin liên quan: