Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ – Lợi ích sức khỏe lâu dài

0
920

Cho con bú mẹ hoàn toàn ngoài 3 tháng giúp trả lại và duy trì sự cân đối hoóc môn của một cơ thể mạnh khoẻ, do nhiều hoóc môn phải thay đổi cho quá trình mang thai và sinh đẻ. Bỏ qua việc cho con bú mẹ, hay cho con bú mẹ rời rạc, cho con bú mẹ ngắn khiến cơ thể không có được sự hồi phục tự nhiên vốn có nữa.

Các nghiên cứu đã cho thấy, việc cho con bú sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tiểu đường hay chứng mất trí nhớ Alzheimer’s. Cùng blogmebimsua.com tìm hiểu chi tiết lợi ích về việc cho con bú về sức khỏe cho mẹ nhé.

Giảm nguy cơ bị mất trí nhớ – chứng Alzheimer’s

Alzheimer là bệnh thoái hoá thần kinh (neurodegenerative). Bệnh nhân dần dần bị mất trí nhớ, thay đổi tâm tánh và sa sút trí tuệ (dementia, démence). Phụ nữ thường mắc bệnh này hơn nam giới, phải chăng ngoài những nguyên nhân gây bệnh thông thường như môi trường, vi khuẩn… còn có mối liên hệ với các chức năng của bộ não có liên quan đến việc cho con bú mẹ, và từ những năm 70 đến nay số phụ nữ sinh con nhưng không cho con bú gia tăng, từ đó số bệnh nhân nữ giới cũng tăng hơn.

Kết quả của một cứu khoa học mới được công bố tháng 8/2013 trên Tạp Chí của Chứng Mất trí nhớ Alzhiemer’s (Jourmal of Alzheimer’s Desease) cho thấy rằng các bà mẹ cho con bú càng lâu càng giảm được nguy cơ mắc chứng bệnh Alzheimer’s.

Những phụ nữ cho con bú mẹ có biểu hiện giảm rủi ro bệnh Alsheimer’s so với những phụ nữ không cho con bú

Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ

Thời gian cho con bú càng cao khả năng giảm rủi ro càng cao.

Phụ nữ sinh con nhiều hơn và cho con bú ít hơn, có nguy cơ Alzheimer cao hơn.

Các nhà nghiên cứu thu được kết quả rõ ràng và nhất quán về mối liên hệ giữa việc cho con bú mẹ và chứng bệnh này, dù mẫu đối tượng khảo sát khá nhỏ (chỉ có 81 bà cụ ở Anh từ 70 đến 100 tuổi, bị bệnh và mạnh khoẻ, phỏng vấn họ, vợ chồng, con cái, người nhà và người chăm sóc họ và xem xét lịch sử sinh đẻ, nuôi con và bệnh lý của họ.).

Cơ sở khoa học của kết luận này là cơ chế hoá sinh trong cơ thể bà mẹ cho con bú giúp phục hồi khả năng chịu được sự gia tăng của hoóc môn insulin, thường bị giảm đáng kể trong quá trình mang thai, và chứng bệnh mất trí nhớ Alzheimer là hiện tượng rối loạn nhận thức, đặc trưng của việc chống hoóc môn insulin tăng lên trong não. Hoóc môn progesterone tăng trong quá trình mang thai, và giảm trong quá trình cho con bú, và progesterone được biết là làm giảm độ nhạy của não đối với hoóc môn oestrogen, là hoóc môn có vai trò quan trọng trong việc chống lại chứng Alzheimer’s.

Giảm nguy cơ bị tiểu đường

Tiểu đường loại 1:

Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ

Các bà mẹ bị tiểu đường loại một (tiểu đường phụ thuộc vào insulin) thường là những người bản thân đã được nuôi bằng sữa công thức từ nhỏ và tiếp tục nuôi con của họ bằng sữa công thức, hoặc cho con bú mẹ thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, khi các mẹ bỉm sữa mắc chứng tiểu đường này cho con bú, nhu cầu insulin của bà mẹ giảm không cần phải dùng thuốc bổ sung insulin, do hấp thu glucose của bà mẹ tăng trong thời gian cho con bú. Trong khi đó, bà mẹ không cho con bú vẫn phụ thuộc vào hoóc môn insulin.

Tiểu đường loại 2

Dạng tiểu đường này phổ biến hơn ở các bà mẹ không cho con bú. Một nghiên cứu khoa học khác (2005) dựa vào các dữ liệu thời gian cho con bú, cho con bú hoàn toàn, khoảng cách các lần sinh con cho thấy thời gian và mức độ cho con bú sau mỗi lần sinh con có ảnh hưởng đến nguy cơ bị tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mỗi một năm cho con bú hoàn toàn có khả năng giúp giảm nguy cơ cao hơn là tính trên tổng thời gian cho con bú rời rạc.

Lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ

Ví dụ: một bà mẹ cho 1 đứa con bú mẹ hoàn toàn trong 1 năm, giảm được 44% nguy cơ tiểu đường, so với một bà mẹ cho con bú rời rạc (không bú mẹ hoàn toàn) thời gian cho con bú 1 năm qua 2 lần sinh con, giảm được 24% nguy cơ.

Nói một cách khác, nếu lấy sức khoẻ của bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ làm chuẩn, thì một bà mẹ không nuôi con bú hoàn toàn trong vòng 1 năm có nguy cơ nhiễm bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 78%.

Tiểu đường thai kỳ

Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, tuy tình trạng này được phục hồi tự nhiên sau khi sinh, nhưng họ có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 khi về già. Ở nhóm này những phụ nữ không cho con bú, cho dù ăn kiêng và trị thuốc, cũng có nguy cơ bị tiểu đường trở lại sau khi sinh sớm hơn những phụ nữ cho con bú hoàn toàn từ ngay sau khi sinh. Những nhà nghiên cứu (2001) kết luận rằng cho con bú hoàn toàn, gia tăng chức năng tuyến tuỵ, là liệu pháp thực tế dễ áp dụng và không tốn kém giúp giảm nguy có tiểu đường sau này cho những bà mẹ tiểu đường thai kỳ.

(Tham khảo)