Làm thế nào nếu bé hay giật mình, bé nấc cụt, bé ợ hơi?

0
911

Mỗi ngày nuôi con, chăm sóc con lớn khôn và trưởng thành với bao rắc rối bủa vây xung quanh mà không thể nào biết cách giải quyết cho tất cả các trường hợp như vậy được. Một trong số các trường hợp hay gặp nhất đó là bé hay giật mình lúc nửa đêm, bé nấc cụt, bé ợ hơi…Vậy trong mỗi lần như thế mẹ phải làm sao để giúp bé thoải mái hơn. Cùng blogmebimsua.com tìm hiểu nhé.

Trẻ sơ sinh giật mình liên tục, mẹo để bé ngủ không còn giật mình nữa

Bé sơ sinh nào cũng dễ giật mình hoảng hốt khi nghe một tiếng động mạnh hay bị thay đổi vị trí đột ngột, nhất là ở các bé từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, có những bé rất nhạy cảm, quá nhạy cảm: chỉ cần một tiếng động nhẹ, một tiếng nói hơi lớn cũng đã đủ làm cho bé giật nảy người. Nếu ta đặt bé một mình trên mặt phẳng cứng như mặt bàn, mặt ván, bé cứ loay hoay mãi rồi sợ hãi, em bé khóc thét lên vì có cảm giác bất an. Các bé này thường xuyên khó ngủ, trằn trọc, hay giật mình thức giấc trong đêm và lúc tắm thường rất sợ hãi nếu bị nhúng ngay vào thau nước.

Trẻ sơ sinh hay bị giật mình

Nguyên nhân của hiện tượng này một phần do ảnh hưởng của di truyền, một phần do thần kinh bé quá nhạy cảm, quá non nớt. Người ta thường thấy chứng này xuất hiện ở các bé sinh thiếu tháng hoặc sinh mà mẹ phải mổ.

Giải pháp khắc phục hiện tượng này ở bé rất là đơn giản: ta chỉ cần tạo một không khí yên tĩnh trong phòng bé, đặt bé trên chiếc đệm mềm, có gối tấn chung quanh, để bé có cảm giác an toàn hơn. Lúc ẵm bồng bé nên từ tốn, hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận, và nên ôm chặt bé vào lòng. Lúc tắm cho bé nên thả bé vào thau nước một mình mà đặt bé trên gối mẹ 

“Bệnh” tự nhiên rồi cũng hết cho đến khi được 3 tuổi, lúc đó thần kinh bé đã hoàn chỉnh, già dặn hơn. Biết cách chăm sóc em bé thật tốt sẽ giúp em bé có cuộc sống tốt hơn.

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách chữa nấc cụt

Nấc cụt là do sự co thắt từng cơn của cơ hoành khi thần kinh của cơ này bị kích thích. Bé thường bị nấc cụt sau mỗi cữ bú, nhất là vào những tháng đầu đời. Có thể là vì sữa chảy nhanh quá bé nuốt không kịp hay vì bé chưa có “kinh nghiệm” bú.

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ con chứng nấc cụt không có gì nguy hiểm, nấc vài ba phút tự nhiên hết. Có thể cho bé uống một chút nước cũng hết nấc cụt. Khi uống nước tạo cơ hội cho bé nín thở và thần kinh cơ hoành không còn bị kích thích nữa. Nếu bé nấc cụt quá lâu hằng giờ thì phải mang bé đến bác sĩ. Trong khi chờ đợi, có thể dùng một loại thuốc an thần nhẹ cho bé ngủ cũng hết nấc cụt. Tôi thường thấy các cụ già áp dụng mẹo dân gian để chữa nấc cụt đó là ngắt đuôi lá trầu dán lên trán bé. Cách làm này chắc là để làm an lòng cho bà nội hay bà ngoại đang lo lắng đó thôi, chớ nấc cụt tự nhiên không làm gì cả bé cũng tự khỏi.

Ở trẻ lớn chứng nấc cụt phiền phức hơn, nếu nấc cụt quá lâu thì ngoài những nguyên nhân do yếu tố cơ thể còn có nguyên nhân tâm lý khá phức tạp.

Có bé bú căng bụng xong ợ hơi là để diễn tả… sự thỏa mãn. Có bé ợ hơi ngay trong cữ bú, rồi mới bú tiếp, có bé sợ sau cữ nhưng cũng có bé không ợ hơi được và hay bị đau bụng khó chịu hoài.

mẹ vỗ lưng cho bé ợ hơi

Khi nút sữa, cũng là lúc bé nuốt vào bao tử một số không khí. Chất hơi này nếu vào quá nhiều sẽ làm căng bao tử và bé bị đầy bụng. Khi ợ hơi, bé tống khứ được hết lượng khí tai hại đó ra. Bú sữa mẹ bé không bị nuốt hơi nhiều như bú bình. Chẳng hạn để dựng đứng bình sữa nhưng lỗ ti to quá làm sữa ra mau làm bé bị sặc. Nếu bình để nghiêng nhiều, chỉ một phần núm vú có sữa, thì phần kia sẽ là không khí và bé bị nuốt rất nhiều khí. Tốt hơn sau mỗi cữ bú, dù bé bú mẹ hay bú bình, cũng nên giúp bé ợ hơi ra. 

Có nhiều cách khác nhau làm bé ợ hơi. Có bà thì để bé ngồi rồi ấn nhẹ ở vùng bao tử, ép hơi lên. Có bà xốc bé lên vai, áp vào ngực và vuốt lưng cho bé ợ. Nếu bé vẫn chưa ợ hơi, để bé nằm ngửa vài phút cho khí tụ lại một chỗ rồi xốc bé lên, bé sẽ ợ hơi. Dĩ nhiên, có những bé không ợ hơi mà vẫn bình thường thì ta chẳng cần ép bé phải ợ.

Bé lớn hơn, chứng ợ hơi ngoài lý do nuốt nhiều hơi còn có thể do ăn uống không tiêu. Thức ăn có nhiều bột, đường, khó tiêu đọng lâu ở bao tử, lên men, bốc hơi. Hơi ợ ra có vị chua và có khi bé còn bị ói mửa nữa

Nói chung, những hiện tượng cơ bản như bé hay giật mình, bé nấc cụt, bé ợ hơi chỉ là những hiện tượng thông thường, mẹ chỉ cần biết một vài mẹo cơ bản trên đây là có thể giải quyết được các rắc rối nho nhỏ này rồi nhé.

>> Tin liên quan: