Khi nào cho bé ăn dặm? Bé mới ăn dặm cần chú ý điều gì?

0
1365

Khi nào cho bé ăn dặm? Bé mới ăn dặm cần chú ý điều gì? Việc dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin đôi lúc sẽ khiến mẹ bối rối, vậy nên mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để tự tin cùng con bước vào hành trình ăn dặm đúng thời điểm nhé.

Khi nào cho bé ăn dặm là phù hợp?

Lựa chọn thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm là rất quan trọng. Vậy Khi nào cho bé ăn dặm? Theo như lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn thức ăn đặc vào sau khoảng 4-6 tháng tuổi. Sáu tháng thường là thời gian để khuyến khích vì trẻ sơ sinh ở độ tuổi này bắt đầu cần các dinh dưỡng để bổ sung không có trong sữa như sắt và kẽm.

khi-nao-cho be-an-dam
Khi nào cho bé ăn dặm?

Các chuyên gia cũng khuyên mẹ để ý các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng phát triển để ăn dặm. Chúng bao gồm:

  • Bé ngồi vững vàng và cứng cáp.
  • Bé háo hức ngả về phía trước khi thấy đồ ăn.
  • Bé ngậm thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai.

Việc bắt đầu ăn dặm cũng rất quan trọng để giúp bé học cách ăn, trải nghiệm vị giác với các loại thực phẩm. Nó còn giúp cho trẻ phát triển xương hàm và răng, xây dựng các kỹ năng khác.

Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm

thuc-don-cho-be-bat-dau-an-dam
Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm

    

Theo khuyến cáo của chuyên gia nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nhưng khi bước sang tháng thứ 6 là thời điểm thích hợp nhất để tập cho bé ăn dặm, đó là giai đoạn rất quan trọng đối với bé, ngoài nguồn sữa mẹ bé cần làm quen cũng như bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm.

Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi 

Để bắt đầu cho quá trình ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với những thức ăn mềm dễ tiêu hóa và được xay thật nhuyễn. Mới đầu các mẹ có thể sử dụng các loại bột sữa dành cho bé 6 tháng tuổi bán tại hệ thống Mẹ Bầu và Em Bé Kids Plaza. Hoặc có thể nấu cháo trắng sau đó say ra thật nhuyễn, mịn, loãng để bé dễ ăn hơn.

Khi bé đã làm quen với cháo trắng mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm các loại rau củ như bí, khoai tây, cà rốt,.. Tháng thứ 6 mới chỉ là tháng khởi đầu món ăn dặm với bé nên mẹ chỉ cần cho các bé ăn các loại bột ngọt. Còn một vài loại thực phẩm như thịt, cá, tôm thì mẹ nên để đến khi bé bước sang 7 tháng tuổi.

Thực đơn cho bé 7-11 tháng tuổi 

Từ tháng thứ 7 trở đi mẹ nên cho bé làm quen với các loại thực phẩm giàu đạm như thịt heo, gà, cá, tôm,.. kết hợp với các loại rău củ quả cho bữa ăn hàng ngày của bé. 

Nếu như quá bận rộn thì các mẹ có thể tham khảo sản phẩm dinh dưỡng đóng lọ Hipp với các vị như: rau tổng hợp, thịt bê, khoai tây và gà tây,… sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị bữa ăn cho bé yêu vừa tiết kiệm thời gian vừa có đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. 

Thực đơn cho bé 12 tháng tuổi

Lúc này bé đã có thể ăn được nhiều món ăn do mẹ nấu, đặc biệt là món bé thích. Bé cũng có thể ăn được thực phẩm khô, cháo say nhuyễn hoặc cháo nguyên hạt. Ngoài ra mẹ cũng có thể nấu cháo nguyên hạt cho bé kết hợp cùng thịt, cá, tôm và rau củ quả. Từ thời kỳ này đến một tuổi mẹ cũng có thể cho bé tập ăn cơm nhão, cơm nát hoặc đối với những bà mẹ bận rộn không có thời gian thì có thể mua bột ăn dặm pha sẵn và pha theo đúng công thức như hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Bé mới ăn dặm cần chú ý điều gì?

Khi đã lựa chọn được thời điểm ăn dặm tốt nhất, phù hợp nhất với bé, thì mẹ cũng cần lưu ý một số điều như sau:

Ăn dặm nhưng không hoàn toàn thay thế sữa mẹ: những tháng đầu đời thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và tuyệt vời nhất cho sự phát triển của trẻ. Vì thế mẹ nên lưu ý về vai trò quan trọng của sữa mẹ và cho con ăn dặm, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn dặm của con để cân bằng với nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Trẻ cần có thời gian để làm quen với chế độ ăn dặm: Khi đang quen bú sữa mẹ, chế độ ăn dặm có thể khiến bé cảm thấy không quen. Mẹ nên cho thời gian để làm quen với chế độ ăn vô cùng mới mẻ này. Nên cho con ăn từ từ, có thể chỉ khoảng 1 đến 2 muỗng. Khi đã quen, trẻ sẽ rất thích thú và đó cũng là lúc mà mẹ có thể tăng lượng thức ăn hoặc tăng số bữa ăn cho trẻ.

Mỗi bé cũng sẽ có thể trạng khác nhau, vì thế các mẹ không nên nóng lòng khi thấy bé ăn kém hơn so với các bạn cùng trang lứa. Cũng không nên ép bé ăn sẽ khiến cho bé nhanh chán.

Khi cho bé ăn dặm không chỉ cần đúng cách mà cũng phải đúng thời điểm, để đảm bảo các dưỡng chất sẽ được bé hấp thu tốt và đầy đủ. Các mẹ nên lập kế hoạch ăn dặm khoa học khi bé đã sẵn sàng.

Ăn dặm là giai đoạn tuyệt vời nhất của bé, đây là thời điểm bé bắt đầu làm quen với nhiều hương vị và cũng là bước chuyển tiếp để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Các mẹ hãy chuẩn bị những kiến thức cần thiết và tâm lý thật thoải mái để có thể giúp bé bắt đầu ăn dặm một cách tốt nhất nhé!

Tin liên quan:

>>> Điểm danh các món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm “chữa” còi xương

>>> Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi hay ăn chóng lớn