Đến khi trẻ được 1 tuổi, chứng biếng ăn đột ngột thường hay xảy ra. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Việc làm cách nào trị chứng biếng ăn ở trẻ trong giai đoạn này là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Cùng blogmebimsua.com tìm hiểu cách trị biếng ăn ở trẻ 1 tuổi hiệu quả nhất được hàng ngàn mẹ Việt áp dụng nhé.
Nội dung bài viết
Làm thế nào để trẻ 1 tuổi hết biếng ăn?
Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, đến giai đoạn bé được 1-2 tuổi tỷ lệ các bà mẹ đưa con đến khám do biếng ăn chiếm tới 45,9 -57,7% mà nguyên nhân chính là do trẻ đang trong quá trình mọc răng.
Trẻ biếng ăn lâu ngày dễ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ của trẻ, nặng hơn là bị chứng rối loạn tăng trưởng, rối loạn nhận thức.
Để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng biếng ăn ở trẻ, mẹ cần phải nhận biết sớm và tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân trẻ biếng ăn do đâu để từ có có cách giải quyết phù hợp.
Dấu hiệu trẻ 1 tuổi biếng ăn
Trẻ biếng ăn là khi ăn ít hơn 60% nhu cầu của cơ thể và tình trạng này kéo dài từ 1 tháng trở lên. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu dưới đây, mẹ cần nghĩ ngay đến con bị biếng ăn.
- Trẻ ăn rất ít và chỉ ăn một số món nhất định (thường chỉ ăn được 1- 2 thìa thức ăn mỗi bữa, khiến cha mẹ lo lắng không biết phải làm thế nào).
- Trẻ không chịu thử những món mới.
- Trẻ ăn rất lâu, mỗi bữa thường kéo dài trên 30 phút, và ăn ít hơn rất nhiều so với các trẻ khác ở cùng độ tuổi.
- Khi ăn, trẻ hay quấy khóc, ngậm thức ăn trong miệng, không nhai hoặc phun thức ăn…
Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ 1 tuổi biếng ăn
Đến giai đoạn mọc răng, lợi của trẻ bị kích thích làm trẻ bị ngứa lợi và đau. Bên cạnh đó, sự rối loạn trong bài tiết nước bọt cũng khiến trẻ sợ ăn uống. Một số trẻ bắt đầu có hiện tượng còi cọc, những điều cha mẹ cần làm đó là:
- Chế biến những món ăn mềm, đa dạng. Mẹ cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều để tránh làm cho trẻ sợ ăn về sau.
- Nếu mọc răng làm trẻ bị đau lợi làm trẻ không ăn uống được gì, mẹ nên đưa trẻ đi đến bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc giảm đau, các dạng thuốc bôi lợi phù hợp, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Không biết cách chăm sóc trẻ một cách khoa học cũng là một nguyên nhân khiến trẻ lười ăn. Nhiều bậc phụ huynh thích nhồi nhét, ép con phải ăn bằng mọi cách. Và cách này không những không hiệu quả, trẻ sợ hãi, biếng ăn càng trầm trọng hơn.
- Nhiều mẹ lười đổi món cho con, ngày này qua ngày khác chỉ nấu cho trẻ đúng 1 món duy nhất là trẻ nhanh chán.
- Trong khẩu phần ăn của trẻ thiếu chất xơ – yếu tố cần thiết để kích thích trẻ ngon miệng hơn trong khẩu phần hàng ngày.
- Mẹ cho con ăn cơm quá sớm (trước 2 tuổi) cũng làm trẻ không ăn được nhiều mà dẫn tới biếng ăn.
Cho trẻ uống sữa ngoài nhiều hơn sữa mẹ: có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì cho trẻ bú đến 2 tuổi cũng khiến trẻ ăn ngon miệng hơn. Bởi trong sữa mẹ có chứa các thành phần giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
Bỏ thuốc vào cháo cho trẻ: đây là cách làm thường thấy của các bà mẹ mỗi lần con bị ốm. Có thể lần đầu, trẻ sẽ bị mắc lừa, nhưng đến các lần sau, chúng sẽ nảy sinh tâm lý cảnh giác. Nếu mẹ làm quá nhiều lần lặp lại vô tình khiến trẻ tránh xa thức ăn.
Để tìm hiểu được thêm những nguyên nhân khác nữa, mẹ hãy tham khảo bài viết nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn để được giải đáp rõ ràng hơn nhé.
Giải pháp khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi.
Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân biếng ăn của con là do đâu, mẹ có thể lên “chiến thuật” để giúp con ăn miệng hơn. Một số biện pháp mẹ có thể áp dụng như sau:
- Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn để tránh ngang dạ mà bỏ bữa chính. Nấu những món ăn đủ dinh dưỡng cho bé phù hợp với khẩu vị của con.
- Tạo ra những bữa ăn vui vẻ: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi tâm lý vui vẻ, thoải mái sẽ góp phần kích thích các tuyến giáp hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng hơn.
- Cần tuyệt đối tránh chiều theo đòi hỏi của bé để giúp bé ăn nhanh hơn như xem tivi trong bữa ăn, nghịch đồ chơi…Những hoạt động này chỉ khiến trẻ thiếu tập trung vào bữa ăn và hình thành thói quen xấu như là không được xem, không được chơi sẽ khóc lóc và không ăn cơm.
- Lên thực đơn hằng ngày một cách khoa học và hấp dẫn: việc lên thực đơn mỗi ngày sẽ giúp mẹ xây dựng được một chế độ dinh dưỡng đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ chất cho con và con sẽ hào hứng hơn với các bữa ăn. Nếu trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể bổ sung các món cháo cho bé ăn dặm nhiều dinh dưỡng.
- Mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các men vi sinh có bổ sung yếu tố lợi khuẩn để kích thích cảm giác thèm ăn và cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trên đây là cách trị biếng ăn ở trẻ 1 tuổi được các mẹ áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tùy theo nguyên nhân mà có biện pháp giải quyết phù hợp. Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh.
>>> Tin liên quan:
- Cho bé uống sữa mẹ lạnh có được không?
- Trẻ sơ sinh ăn bao nhiêu ml sữa mỗi ngày là đủ?
- Nhu cầu sắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ